4. Mô hình chữ V   Leave a comment

Các đặc điểm của mô hình:

– Đặc điểm về giá: cổ phiếu đang đi ngang thì đột ngột rơi nhanh, rơi thảm toàn sàn sau đó cũng bật lại rất nhanh chóng tạo thành đáy nhọn hình chữ V

– Đặt điểm khối lượng:

– Điểm mua:

 

Posted June 23, 2012 by trudamfund in Các mô hình tăng giá

3. Mô hình break, retest, break (updating)   Leave a comment

Posted June 23, 2012 by trudamfund in Các mô hình tăng giá

2. Mô hình break kênh hẹp   Leave a comment

Định nghĩa:

– Kênh hẹp: dải bollinger thu hẹp, cả 3 dải bollinger gần như đi ngang, song song nhau

Break thất bại: giá đóng cửa không phải giá cao nhất, vol chưa đủ lớn, và rõ ràng nhất là phiên sau đó, hoặc sau nữa giá đỏ.

Điểm mua:

– Là lần break thứ 2 (hoặc 3): điều kiện vol đủ lớn.

Một số ví dụ thành công:

1. STB

2. OGC

3. PGS

4.  DIG

5. HSG

6. BBC

1. Mô hình ngọn đồi cao chặt chẽ   2 comments

Tên gọi “ngọn đồi cao, chặt chẽ “tôi lấy theo tên mô hình của W.Oneil vì nó có khá nhiều điểm tương đồng. Tuy nhiên các bạn cần chú ý W.Oneil phân tích theo biểu đồ tuần còn ở đây là biểu đồ ngày.

Các đặc điểm của mô hình này:

– Giá cổ phiếu tăng nhanh khỏi đáy (hoặc nền tảng):

+ Phải bám bollinger band trên 1 đoạn khá dài

+ Trong khoảng < 10 phiên (???)

– Sau đó nó bị điều chỉnh đi ngang, chặt chẽ , tạo nền tảng trong tầm >= 9 phiên

– Tiếp đó có một phiên break khỏi nền tảng với khối lượng khá, giá chốt phiên cao nhất. Điểm mua của chúng ta chính là cuối phiên break này.

Một số chú ý;

– Nếu cố phiếu đã tăng được một thời gian dài, hoặc đã tăng được nhiều nhịp thì rủi ro khác cao, nhiều khả năng mua về chỉ kịp T4

Một số ví dụ cho mô hình này trong quá khứ

VD1: FLC

VD2: THG

VD3: KDC

VD 4: DIG

VD5: BBC

Phản ví dụ: (updating)

Các nguyên tắc đầu tư   5 comments

I. Cắt lỗ:

Đây là nguyên tắc đầu tiên và quan trọng nhất mà bạn phải cần học khi đầu tư chứng khoán. Chỉ có nó mới có thể giúp bạn tồn tại được kể cả trong thị trường downtrend kéo dài.

Có lẽ không ai trong chúng ta dám khẳng định tất cả các quyết định đầu tư của mình đều đúng. Sẽ có lúc bạn đúng, sẽ có lúc bạn sai. Và điều quan trọng bạn phải nhanh chóng sửa sai bằng cách cắt lỗ.

Tuy nhiên  có rất nhiều lý do khiến bạn phân vân khi phải cắt lỗ, trong đó có 2 lý do chính:

– Cắt lỗ là biến lỗ ảo thành lỗ thật

– Tâm lý lo sợ khi bạn vừa cắt lỗ xong thì cổ phiếu tăng mạnh và bạn sẽ bị mọi người cười chê là bán đúng đáy

Có thể sẽ có thêm nhiều lý do nữa khiến bạn phân vân, tuy nhiên tôi vẫn phải nhắc lại cắt lỗ là nguyên tắc vô cùng, vô cùng cần thiết. Cắt lỗ với nhà đầu tư cũng giống như phanh của chiếc xe ô tô. Nó có thể kiến bạn đi chậm hơn, nhiều lúc phải dừng lại nhưng nó sẽ giúp bạn tới đích. Bạn có dám ra đường với 1 chiếc xe không phanh?

Những con số sau đây có thể khiến bạn giật mình: khi bạn lỗ 50%, bạn phải lãi 100% mới hòa được vốn ban đầu, còn khi bạn lỗ 90% thì con số tương ứng là lãi 900%. Do đó việc bảo toàn vốn là điều cực kỳ quan trọng trước khi nghĩ đến việc chiến thắng thị trường. Việc cắt lỗ cũng như việc bạn mua bảo hiểm cho vốn của bạn vậy.

Tôi có thể giúp bạn đấu tranh tư tưởng với 2 lý do chính khiến bạn phân vân khi cắt lỗ đã nêu ở trên. Về lý do ‘cắt lỗ là biến lỗ ảo thành lỗ thật’, lý do này chỉ do bạn tự đánh lừa bạn còn thực ra lỗ ảo hay lỗ thật thì cũng đều là đã lỗ cả thôi. Về tâm lý lo sợ khi bạn cắt lỗ xong mà cổ phiếu lại tăng giá thì bạn phải hiểu không phải là bạn sai khi cắt lỗ mà là bạn đã sai ở điểm mua vào. Bạn hãy phân tích lại điểm mua vào xem mình có vội vàng không.

Việc cắt lỗ ban đầu có thể khá khó khăn vì nhiều khi bạn không dám chấp nhận là mình đã sai, không dám thừa nhận thất bại. Tuy nhiên đây là việc bắt buộc phải làm. Và khi bạn đã thuộc bài, cắt lỗ thành thạo thì bạn sẽ thấy việc cắt lỗ nhẹ tự lông hồng.

Còn một lý do nữa có thể khiến bạn phân vân khi cắt lỗ đó là bạn không biết làm gì với số tiền có được sau khi bạn cắt lỗ. Trong trường hợp này thì không phải bạn không nên cắt lỗ mà bạn phải tạo được một chiến thuật đầu tư cho riêng mình. Khi đó bạn sẽ biết được khi nào nên mua, khi nào nên bán, khi nào nên tham gia, khi nào nên đứng ngoài thị trường.

Vậy khi nào bạn nên tiến hành cắt lỗ. Mỗi người sẽ tự đưa ra nguyên tắc cắt lỗ của mình, thường theo % lỗ, khoảng 7%-10%. Với tôi ngoài tỷ lệ % ở trên, khi nào mua T4 cổ phiếu mà lỗ là tôi cắt lỗ.

II. Mua khi vượt ngưỡng kháng cự (break through resistance)

Có thể nói tư tưởng đầu tư của tôi được hình thành từ khi đọc “Làm giàu qua chứng khoán” của W.Oneil. Và tư tưởng mua khi vượt ngưỡng kháng cự là một trong những tư tưởng cơ bản của Oneil. Phương pháp luận của tư tưởng này khá đơn giản: đó là một cổ phiểu tăng giá một quãng dài thì nó sẽ phải vượt qua những mốc quan trọng. Ở đây các mốc quan trọng đó chính là các ngưỡng kháng cự, một khi đã vượt qua được thì nó sẽ trở thành ngường hỗ trợ cho cổ phiếu.

Vậy ngưỡng kháng cự là gì? Đó là các mức giá trong lịch sử của cổ phiếu mà tại đó cổ phiếu tạo đỉnh, tạo đáy hoặc khu vực cổ phiếu đi ngang trong thời gian dài trước khi tăng hoặc giảm. Tôi có bổ sung thêm một ngưỡng khá quan trọng đó là đường giá trung bình 20 phiên (MA 20).

Ở đây có một điều quan trọng bạn cần chú ý đó là mua khi vượt ngưỡng không có nghĩa là vượt ngưỡng là mua. Đặc biệt là lúc thị trường downtrend, có rất nhiều bẫy tăng giá (bull trap) được giăng ra và nếu bạn mua break thì thường là mua trúng đỉnh và sẽ phải cắt lỗ khi T4 cổ phiếu về tài khoản. Như vậy vượt ngưỡng kháng cự chỉ là một trong những điều kiện cần để tạo thành điểm mua mà thôi.

III. Cổ phiếu là tế bào của thị trường

Thực ra ngay khi viết bài tôi mới nghĩ đến đặt tên cho tư tưởng này. Và tôi liên tưởng vui vui đến câu “Gia đình là tế bào của xã hội. Chắc tôi phải đăng ký bản quyền tư tường này ngay thôi. :D.

Hầu như mọi nhà đầu tư đều phải công nhận diễn biến thị trường là một yếu tố vô cùng quan trọng khi đưa ra quyết định đầu tư. Khi thị trường đang uptrend, mua được cổ phiếu tăng giá dễ dàng hơn nhiều và ngược lại khi thị trường downtrend thì hầu như mua cổ phiếu nào cũng phải cắt lỗ.

Do đó, mọi người vẫn thường phân tích thị trường xem thị trường đang tốt hay xấu, còn tăng nữa hay không… Vấn đề ở đây là phận tích nhận định được thị trường quá khó, ít ai có thể phân tích chuẩn được thị trường. Trong khi đó phân tích một cổ phiếu dễ dàng hơn rất nhiều. Bên cạnh đó sau khi nhận định thị trường, bạn phải tìm cổ phiếu để đầu tư. Vậy tại sao bạn không tìm cổ phiếu ngay từ đầu?

Với tư tưởng cổ phiếu là tế bào của thị trường, hàng ngày tôi xem qua hết tất cả các mã chứng khoán trên thị trường. Hiện tại có khoảng 800 mã, xem hết 1 lượt hết khoảng 30 phút. Có thể bạn bất ngờ nhưng thực sự tôi đã làm việc này  trong gần 2 năm nay. Việc xem hết các mã có rất nhiều ưu điểm:

– Phân tích các mã cụ thể dễ hơn phân tích thị trường.

– Từ phân tích tất cả các mã có thể lựa chọn được những cổ phiếu hàng đầu, nóng nhất  đang dẫn dắt thị trường.

– Thị trường có thể chưa cho tín hiệu uptrend nhưng cũng có những cổ phiếu cực kỳ hấp dẫn. Đây chính là trường hợp thị trường trong giai đoạn tháng 11/2011 – > 1/2012 Vnindex đang trong downtredn từ 420 – > 340. Tuy nhiên trong thời gian đó có những cổ phiếu tăng trưởng mạnh mẽ: FLC  từ 10 ->20, STB: 13->19, JVC 11 -> 20. Nếu bạn chỉ phân tích thị trường thì sẽ bỏ qua những bông hoa đẹp đẽ như thế. Và chính những bông hoa nở sớm ấy đã báo hiệu cho một thời gian uptrend khá dài của thị trường từ tháng 2/2012 đến tháng 5/2012.

– Một ưu điểm của phương pháp này là bạn có thể dễ dàng hình thành các mô hình tăng giá (bạn có thể xem các mô hình tăng giá của tôi tại đây). Với việc xem rất nhiều chart của các mã, ngày này qua ngày khác, một các tự nhiên bạn sẽ thấy điểm chung của các mã tăng mạnh mẽ, như thế này sẽ tăng, như sẽ này sẽ giảm,…Những điểm chung đó được tổng hợp lại sẽ tạo nên mô hình cho chính bạn mà bạn không cần phải tham khảo bất cứ tài liệu nào.

Sau này thị trường chứng khoán Việt nam phát triển, không phải là 800 mã trên sàn nữa mà là 8000 mã :D. Khi đó có lẽ tôi sẽ phải làm 1 bộ lọc (theo khối lượng giao dịch chẳng hạn), còn hiện tại tôi vẫn thích hàng ngày được ngắm tất cả các mã chứng khoán.

IV. Nguyên tắc quản lý rủi ro

Nguyên tắc quản lý rủi ro ở đây được phát biểu khá đơn giản, đó là: Rủi ro nhiều thì bỏ vốn đầu tư ít, rủi ro ít thì bỏ vốn đầu tư nhiều. Việc phát biểu nó thì đơn giản nhưng việc thực hiện nó khá khó và tùy thuộc vào cảm nhận của mỗi người. Có nghĩa là bạn phải tự biết khi nào rủi ro cao, khi nào thì rủi ro thấp. Có một số chú ý cho bạn có lẽ bạn cũng đã biết nhưng tối vẫn muốn nhắc lại:

– Khi thị trường đang giảm (downtrend) rủi ro cao hơn thị trường đang tăng (uptrend).

– Cổ phiểu (thị trường) đã tăng được vài nhịp thì rủi ro cao hơn khi nó vừa tăng khỏi đáy.

– Cổ phiếu thanh khoản thấp thì rủi ro hơn cổ phiếu thanh khoản cao.

Có một câu rất hay đó là “có nguyên tắc sai còn hơn không có nguyên tắc”. Ngoài ra việc đưa ra nguyên tắc đã khó, việc tuân thủ nguyên tắc còn khó hơn gấp ngàn lần. Tất cả phụ thuộc vào tính kỷ luật của bạn.

Posted June 23, 2012 by trudamfund in Nguyên tắc đầu tư